Cẩu RTG (Rubber-Tired Gantry) và RMG (Rail-Mounted Gantry)
Khi nhắc đến các thiết bị chuyên dụng phục vụ xử lý và sắp xếp container nhanh chóng với số lượng lớn thì không thể không nhắc đến cẩu RTG (Rubber-Tired Gantry) và RMG (Rail-Mounted Gantry).
Mặc dù cả hai cần cẩu này đều có cơ chế hoạt động tương đối giống nhau nhưng vấn có những điểm khác biệt lớn nhằm phục vụ nhưng nhu cầu chuyên biệt mang tính chiến lược của các cảng và bãi container.
cẩu RTG (Rubber-Tired Gantry)
Cẩu RTG hay cẩu giàn bánh lốp với cấu trúc dễ nhận diện là một khung thép lớp được bố trí trên hệ thống bánh lốp phục vụ quá trình di chuyển khi làm hàng cùng hệ thống trolley và khung chụp di động trên khung thép khiến việc điều khiển cẩu RTG nâng hạ container dễ dàng hơn rất nhiều so với sử dụng xe nâng. Hiện nay các dòng cẩu RTG mới vận hành chủ yếu bằng hệ thống điện lưới và trang bị thêm một máy phát diesel làm nguồn năng lượng dự phòng. Với một số loại hiện đại hơn trang bị thêm nguồn cấp năng lượng thứ ba là hệ thống pin lithium nhằm giảm phát thải khi xảy ra sự cố.
Do thiết kế đặc thù với hệ thống khung thép chắc chắn cao hàng chục mét, có khả năng tự di chuyển với không gian chiếm dụng nhỏ giúp cẩu RTG có khả năng sắp xếp và xử lý container vượt trội so với các dòng xe nâng container.
Và với ưu điểm chiếm dụng diện nhỏ cho việc di chuyển và sắp xếp container với số lượng lớn, cẩu RTG được sử dụng phổ biến tại các cảng biển lớn, biến cẩu RTG trở thành một biểu tượng trong lĩnh vực khai thác cảng.
Cẩu RMG (Rail-Mounted Gantry)
Đối với RMG mặc dù có cùng cơ chế hoạt động tương tự như RTG nhìn bên ngoài chỉ khác RMG chạy trên ray còn RTG chạy bằng lốp nhưng tại sao RTG lại phổ biến hơn?
Với cẩu RMG việc chạy trên ray sẽ giúp cẩu có được sự chính xác, mượt mà, khả năng chịu tải lớn và tốc độ nhanh chóng trong xuất quá trình di chuyển. Với những lọi thế từ việc di chuyển trên ray mang lại nhà sản xuất thường tối đa hóa khả năng này của cẩu với việc thiết kế khung lớn hơn, cao hơn, hệ thống động cơ mạnh hơn đáng kể so với cẩu RTG. Điều này giúp cảng có thể bố trí những line hàng hóa đồ sộ hơn nhiều so với việc sử dụng cẩu RTG mà năng suất khai thác vẫn không thua kém, giúp tối ưu hóa từng cm2 diện tích của cảng và bãi container.
Đồng thời với sự chính xác và mượt mà khi di chuyển trên ray mang lại, cẩu RMG có tiềm năng to lớn trong việc ứng dụng điều khiển từ xa hoặc tự động hóa trong sản xuất phù hợp với những nước thiếu nhân lực.
Ngược lại với RTG với việc phải chạy trên bánh lốp khiến cẩu khó có thể khai thác những container nặng đồng thời tốc độ di chuyển chậm hơn so với RMG. Cũng chính từ việc cẩu RMG được bố trí chạy trên ray nên trong quá trình di chuyển ít xuất hiện sự sóc nảy, giao động và mài mòn mang lại khi di chuyển khiến chi phí bảo trì có phần thấp hơn so với cẩu RTG.
Tóm lại, với cảng và bến bãi muốn tối ưu diện tích mặt bằng và ít yêu cầu về nhập xuất container cùng một lúc thì phương án tối ưu là chọn RMG, RMG với line hàng dài
Đối với Việt Nam với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi dày đặc vào sâu trong đất liền, cùng với khí hậu nhiệt đới, không bị đóng băng mặt nước vào mùa đông thuận lợi cho việc bố trí hệ thống cảng.
Do đó hệ thống cảng ở Việt Nam có thể bố trí cầu bến với quy mô nhỏ nhưng phân bố rải rác nhằm tạo lợi thế trong chi phí vận chuyển đường thủy điều này dẫn đến một kết quả là các cảng và bến bãi container ở Việt Nam ưu tiên sử dụng dòng RTG hơn so với RMG nhờ chi phí đầu tư thấp và sự linh hoạt của mình nếu có yêu cầu di chuyển vị trí khai thác trong tương lai.
Qua đây Dịch vụ Kỹ thuật Tân Cảng tự hào là đơn vị đi đầu trong công tác vận hành, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị khai thác cảng với nhiều gói dịch vụ đa dạng, trong đó có cẩu RTG và RMG. Đối với cẩu RTG Dịch vụ kỹ thuật Tân Cảng đã phát huy truyền thống từng bước tự chủ “trang bị khí tài” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành sản xuất thành công cẩu RTG mang thương hiệu Tân Cảng Gantry.