Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản về việc kiểm tra, bảo dưỡng cho cẩu bánh lốp RTG mà công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Tân Cảng đúc kết được qua nhiều năm hoạt động. Nhưng còn tùy thuộc vào cường độ, điều kiện vận hành, nhu cầu làm hàng, khấu hao của cẩu, điều kiện thời tiết mà qua đó sẽ có những hướng kiểm tra và bảo dưỡng phù hợp. Nhưng quan trọng hơn hết việc thu thập dữ liệu chính xác, phản ảnh đúng thực tế trong cả việc bảo dưỡng lẫn vận hành cẩu là cực kỳ quan trọng vì đây là cơ sở cho việc chẩn đoán chính xác “bane bệnh”, khắc phục khi nó chưa trở nặng.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy việc tiếp tục sử dụng nhật ký báo dưỡng, check list kiểm tra và nhật ký vận hành nên cho phép viết tay để tiện cho người cung cấp thông tin vì nó thực sự có thể đổi lại bằng dữ liệu, thông tin cung cấp được chính xác và đầy đủ hơn. Đồng thời sau đó Cảng nên có biện pháp số hóa định kỳ để phục vụ cho việc lưu trữ và sử dụng sau này. Sau đây là một số nội dụng cơ bản cho việc kiểm tra, bảo dưỡng và thu thâp thông tin với cẩu bánh lốp RTG.
1. Kiểm tra hàng ngày:
- Kiểm tra ngoại quan:
- Kiểm tra tình trạng chung của cẩu, khung, bánh xe, cáp, móc, …
- Kiểm tra các mối hàn, bu lông, đinh ốc có bị lỏng, gỉ sét hay không.
- Kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ dầu thủy lực, dầu động cơ, …
- Kiểm tra hệ thống điều khiển:
- Kiểm tra chức năng hoạt động của các nút điều khiển, phanh, hệ thống thủy lực, …
- Kiểm tra độ nhạy và chính xác của các nút điều khiển.
- Kiểm tra hoạt động của các đèn báo hiệu, còi báo động.
- Kiểm tra hệ thống điện:
- Kiểm tra tình trạng bình ắc quy, động cơ, hệ thống dây điện, …
- Kiểm tra điện áp, dòng điện trong hệ thống điện.
- Kiểm tra các điểm nối đất.
- Bôi trơn:
- Bôi trơn các khớp nối, ổ trục, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sử dụng dầu mỡ bôi trơn phù hợp với từng bộ phận.
Tuy đây là một cách kiểm tra hết sức cơ bản mà gần như cá nhân nào cũng có thể làm được nhưng để sử dụng được những dữ liệu, thông tin này để đoán biết được “bệnh” khi nó còn chưa phát tác và ngay lập tức có hướng giải quyết phù hợp trước khi bệnh trở nặng thì cần những cá nhân có rất nhiều kinh nghiệm, còn việc đúc kết kinh nghiệm sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của Cảng. Nhưng các Cảng đặc biệt là Cảng mới có thể khắc phục bất cập này bằng: tăng cường đào tạo chéo; cử người sang các đơn vị Cảng lâu năm để học tập; head hunter; sử dụng mô hình xương cá để phân tích tường tận một vấn đề khi nó phát sinh.
2. Kiểm tra hàng tuần:
- Kiểm tra chi tiết các hạng mục kiểm tra hàng ngày.
- Kiểm tra độ mòn của bánh xe, cáp, móc, …
- Sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm tra độ mòn.
- Kiểm tra lại sản lượng khai thác của cáp, lốp, các chi tiết…
- Thay thế các bộ phận đã mòn vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của Cảng hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất
- Kiểm tra mức độ rò rỉ, chất lượng của dầu thủy lực, dầu động cơ, …
- Xác định vị trí rò rỉ và khắc phục kịp thời.
- Đánh giá lại đặc tính của dầu
- Bổ sung dầu nếu cần thiết.
- Kiểm tra độ căng của cáp.
- Sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm tra độ căng của cáp.
- Điều chỉnh độ căng của cáp nếu cần thiết.
3. Kiểm tra hàng tháng:
- Kiểm tra chi tiết các hạng mục kiểm tra hàng ngày và hàng tuần.
- Kiểm tra hệ thống phanh, hệ thống thủy lực, hệ thống điện, cảm biến của cẩu
- Kiểm tra hoạt động của phanh, hệ thống thủy lực, hệ thống điện của cẩu RTG
- Điều chỉnh hoặc thay thế các bộ phận theo tiêu chuẩn Cảng đã đặt ra hoặc theo khuyến cáo nhà sản xuất
- Kiểm tra các hệ thống cảm biến của cẩu, thay thế nếu cần thiết vì nó không chỉ tạo ra sự tiện lợi cho việc bảo trì và vận hành mà còn là nhân tố chính trong việc giảm thiểu sự cố và thiết hại xảy ra nghiêm trọng hơn
- Kiểm tra độ rung lắc của cẩu.
- Sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm tra độ rung lắc của cẩu.
- Xác định nguyên nhân và khắc phục độ rung lắc nếu cần thiết: Kiểm tra độ phẳng của nền line, kiểm tra độ mài mòn các chi tiết động
Việc cẩu rung lắc không chỉ làm cho các chi tiết của cẩu ngày càng yếu hơn, lỏng lẻo hơn có thể dẫn đến những sự cố không ngờ tới, đồng thời còn khiến việc điều khiển cẩu khi làm hàng trở nên khó khăn, bất tiện.
- Vệ sinh cẩu và các bộ phận liên quan.
- Vệ sinh bụi bẩn, dầu mỡ trên cẩu và các bộ phận liên quan.
- Kiểm tra tình trạng sơn và bảo dưỡng nếu cần thiết.
Đối với các Cảng hoạt động sâu trong đất liền việc vệ sinh và sơn lại thường được coi là khá vô nghĩa nhưng đối với những Cảng hoạt động ở bờ biển hoặc vùng cửa biển, nơi nồng độ muối cao thì việc vệ sinh và sơn lại cẩu nên được chú trọng, lớp sơn lứt, vỡ để lộ kết cấu thép có thể bị ăn mòn nhanh chóng mà rất khó phát hiện cho đến khi lớp sơn bị vỡ ra do kết cấu thép bị ăn mòn nặng thì lúc đó việc khắc phục sẽ tưởng dối phức tạp.
4. Kiểm tra định kỳ 6 tháng:
- Kiểm tra toàn bộ các hạng mục kiểm tra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Kiểm tra siêu âm các mối hàn quan trọng.
- Sử dụng thiết bị siêu âm để kiểm tra các mối hàn quan trọng trên cẩu.
- Xác định và sửa chữa các mối hàn bị nứt, rạn nếu cần thiết.
- Kiểm tra độ bền của cáp.
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ bền của cáp.
- Thay thế cáp nếu không đảm bảo độ bền.
- Bảo dưỡng động cơ, hộp số, hệ thống thủy lực.
- Thay thế dầu động cơ, hộp số, hệ thống thủy lực theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Vệ sinh động cơ, hộp số, hệ thống thủy lực
5. Kiểm tra, đại tu, nâng cấp:
- Được thực hiện sau 1-2 năm sử dụng theo kinh nghiệm khai thác của Cảng hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Kiểm tra toàn bộ các bộ phận của cẩu, thay thế các bộ phận đã mòn hỏng.
- Kiểm tra khung, bánh xe, cáp, móc, …
- Kiểm tra hệ thống điều khiển, hệ thống điện, hệ thống thủy lực.
- Thay thế các bộ phận đã mòn hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn
- Cải tiến, nâng cấp cẩu theo điều kiện của Cảng hoặc theo yêu cầu khai thác để tránh lỗi thời công nghệ
- Thử tải cẩu sau khi đại tu.
- Thử tải theo tiêu chuẩn Nhà Nước và theo chuẩn của Cảng